Nhắc đến rượu, mọi người thường nghĩ đến phái mạnh, bởi vì phái mạnh tiêu thụ nhiều thức uống có cồn nhất không chỉ ở Việt Nam và trên các thống kê của thế giới về đối tượng tiêu thụ các thức uống có cồn. Trong các buổi tiệc, họp mặt, các bữa ăn hàng ngày, dù vui hay buồn họ đều phải nhấm nháp một tí rượu hoặc bia để lấy tinh thần trước bữa ăn hay trước những sự căng thẳng. Cho nên, đàn ông là những “sâu rượu” chính hiệu. Tuy nhiên, cũng phải nhắc đến phái nữ. Phái nữ không uống rượu mọi lúc mọi nơi. Họ uống tí rượu trong lúc giao du với bạn bè thân thiết hay họp mặt gia đình. Đặc biệt, trong các buổi gặp gỡ đối tác, các vị lãnh đạo nữ thường uống một số loại vang nhẹ như vang hồng hay vang ngọt. Sở dĩ, gọi là vang hồng vì nó có màu hồng nhẹ không đỏ gắt như rượu vang vùng Bordeaux, hay vàng nhẹ như của vùng Champagne. Màu hồng phản phất sang trọng trong chiếc ly bầu phù hợp tư thế của các quý cô tao nhã trong những bữa tiệc với đối
Theo các chia sẻ các làm rượu vang, vang hồng làm bằng các giống nho đỏ, nhưng nước nho không được tiếp xúc nhiều với vỏ trái nho để giữ màu sắc phớt hồng nhẹ, vị thanh không gắt như một số vang đỏ thông dụng hiện nay. Và làm sao rượu vang hồng lại có mặt trên đời? Mời các bạn quay ngược về giữa những năm 500-600 TCN, những người Phoenicia đã đặt chân lên vùng đất thuộc khu vực Địa Trung Hải, khí hậu mát mẻ và ấm áp. Chính những người này đã lão hóa nghề làm rượu vang hồng đặc biệt. Vang hồng thật sự nở rộ vào Thế kỉ XIII, thị trấn Provence trở thành nức tiếng với nghề làm rượu vang hồng làm cống phẩm lên các ông vua Pháp và Giáo Hoàng theo lệnh của công tước Bourgogne. Những lớp nước nho đầu tiên được dâng lên cho tầng lớp quý tộc trong xã hội thời bấy giờ. Phần rượu vang đỏ thẫm thịnh hành ngày nay, lại dành cho tầng lớp nô bộc trong xã hội cũ. Khái niệm rượu vang trắng có thể nói là hoàn toàn không tồn tại vào thời điểm đó, do nho xanh không dùng làm rượu phổ biến thời xưa.
Khoảng Thế kỷ XX, rượu vang hồng dần bị lép vế trước sự lên ngôi của rượu vang đỏ của vùng Bordeaux trên thế giới. Trong khi, rượu vang hồng chỉ được ưa chuộng trong phạm vi nước Pháp. Để đưa vang hồng ra ngoài thế giới, những năm 80 của Thế kỷ XX, các nhà sản xuất rượu ở Pháp như Chateau Simone và LA Commanderie de Peyrassol nâng chất lượng vang hồng lên để phù hợp tiêu chí xuất khẩu trên thế giới. Vị thế của vang hồng bắt đầu trở lại vào đầu thế kỹ XXI, do các nhà sản xuất rượu vang Pháp bắt đầu đầu tư vào công nghệ và các giống nho. Rượu vang hồng ở thị trường Việt Nam cũng khá được ưa thích do vị ngọt đặc trưng và màu sắc đẹp thích hợp với các món ăn và khẩu vị của người Việt.
Về phương pháp sản xuất vang hồng, chủ yếu có ba phương pháp chính. Phương pháp thứ nhất tương tự như sản xuất rượu vang đỏ. Cho nước nho tiếp xúc với lượng vỏ nho thích hợp trong quá trình ủ men rượu. Các chất tannin trong hạt nho (chất tannin tạo nên vị chát đặc trưng của vang) và sắc tố có trên vỏ nho sẽ ngấm dần vào nước nho tạo nên một sự pha trộn mùi vị và màu sắc thích hợp cho dòng vang hồng. Phương pháp thứ hai hay còn gọi là Saignee/Bleeding, các nhà sản xuất rượu vang cho nước nho tiếp xúc với vỏ nho trong một thời gian nhất định (khoảng 1-3 ngày tuỳ theo màu sắc mong muốn). Sau đó, các nhà sản xuất gạn lấy lớp nước trước nhất để sản xuất vang hồng. Ngoài ra, còn một phương pháp sản xuất rượu vang hồng là trộn rượu vang trắng vào rượu vang đỏ theo tỉ lệ thế nào để tạo ra hương vị và màu sắc cho rượu vang. Phương pháp này khá tranh cãi do đi ngược với phương pháp làm vang hồng truyền thống của nước Pháp, nên không được ứng dụng phổ biến ở Pháp và một số quốc gia sản xuất rượu vang. Ngoại trừ vùng Champagne, các nhà sản xuất rượu ở Champagne trộn rượu vang trắng và vang đỏ lại với nhau để tạo ra thứ rượu Champagne có màu hồng.
Một số loại vang hồng có thể kể đến như: Chai Petit Rose Tout Simple của quận Provence rất nổi tiếng. Đây là dòng vang không ngọt, hương vị hài hoà và có màu sắc bắt mắt. Loại rượu này làm từ ba giống nho: Cinsault, Grenache, và Mourvedre.
Nguồn: Fuse Bar